Một phần (Trực tuyến)  Cấp lại thẻ căn cước công dân (thực hiện tại cấp huyện)

Ký hiệu thủ tục: 2.000377
Lượt xem: 587
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện


Công an huyện

Lĩnh vực Cấp, quản lý căn cước công dân
Cách thức thực hiện



  • - Nộp hồ sơ trực tiếp tại tại Công an cấp huyện.


    - Nộp hồ sơ trực tuyến qua các cổng cung cấp dịch vụ công trực tuyến như: Cổng dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục.

Thời hạn giải quyết

    Trực tiếp

  • 07 Ngày làm việc 
     

  • Trực tuyến

  • 07 Ngày làm việc

Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


  • Thẻ căn cước công dân


  • Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân, số Căn cước công dân (Mẫu CC07 ban hành kèm theo Thông tư số 41/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an).

Lệ phí


- Mức thu lệ phí: Cấp lại thẻ CCCD khi bị mất thẻ CCCD, được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam: 70.000 đồng/ thẻ CCCD;



- Các trường hợp miễn lệ phí:



+ Cấp lại thẻ CCCD cho công dân là bố, mẹ, vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của liệt sỹ; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh; con dưới 18 tuổi của thương binh và người hưởng chính sách như thương binh; bệnh binh; công dân thường trú tại các xã biên giới; các huyện đảo; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật;



+ Cấp lại thẻ CCCD cho công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.


Phí


Không

Căn cứ pháp lý





- Luật Căn cước công dân số 59/2014/QH13 ngày 20/11/2014;



- Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;



- Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân;



- Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;



- Thông tư số 41/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư;



- Thông tư số 104/2020/TT-BCA ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về biểu mẫu sử dụng trong công tác cấp, quản lý thẻ Căn cước công dân, tàng thư căn cước công dân và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư đã được sửa đổi, bổ sung bằng Thông tư số 41/2019/TT-BCA ngày 01/10/2019;



- Thông tư số 59/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân và Nghị định số 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Căn cước công dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 37/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021;



- Thông tư số 60/2021/TT-BCA ngày 15/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;



- Thông tư số 59/2019/TT-BTC ngày 30/8/2019 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp và quản lý lệ phí cấp Căn cước công dân.





 





  • Bước 1: Công dân đến địa điểm làm thủ tục cấp Căn cước công dân tại Công an cấp huyện hoặc thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công Bộ Công an để đăng ký thời gian, địa điểm làm thủ tục đề nghị cấp thẻ Căn cước công dân.



    Trường hợp công dân không đủ điều kiện cấp thẻ Căn cước công dân thì từ chối tiếp nhận và nêu rõ lý do. Trường hợp công dân đủ điều kiện cấp thẻ Căn cước công dân thì thực hiện các bước sau.



    Bước 2:



    - Cán bộ thu nhận thông tin công dân tìm kiếm thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp Căn cước công dân.



    + Trường hợp thông tin công dân không có sự thay đổi, điều chỉnh thì sử dụng thông tin của công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lập hồ sơ cấp Căn cước công dân.



    + Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh thì đề nghị công dân xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp Căn cước công dân.



    - Tiến hành thu nhận vân tay, chụp ảnh chân dung của công dân.



    - In Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân chuyển cho công dân kiểm tra, ký xác nhận; in Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký xác nhận.



    Bước 3: Thu lệ phí (nếu có) và cấp giấy hẹn trả thẻ Căn cước công dân cho công dân.



    Bước 4: Nhận kết quả trực tiếp tại Công an cấp huyện hoặc trả qua đường chuyển phát đến địa chỉ theo yêu cầu.
































Thành phần hồ sơ




Bản chính




Bản sao




- Phiếu thu nhận thông tin Căn cước công dân (Mẫu CC02 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2015/TT-BCA ngày 15/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Công an);




x




 




- Trường hợp thông tin công dân có sự thay đổi, điều chỉnh so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì hồ sơ còn có:




 




 




+ Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (Mẫu DC02 ban hành kèm theo Thông tư số 104/2020/TT-BCA ngày 30/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Công an);




x




 




+ Giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi thông tin công dân.




 




x




 


File mẫu:


Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ CCCD bị mất thẻ CCCD hoặc được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam