Toàn trình  Chứng thực Di chúc

Ký hiệu thủ tục: X-HCTP15
Lượt xem: 753
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND cấp xã; b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: UBND cấp xã.
Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Đăng ký, quản lý cư trú
Cách thức thực hiện Trực tiếp tại cơ quan hành chính nhà nước
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết Trong ngày làm việc, nếu nhận hồ sơ sau 03 giờ chiều thì việc chứng thực được thực hiện trong ngày làm việc tiếp theo. Trường hợp hợp đồng, văn bản có tình tiết phức tạp thì thời hạn chứng thực không quá 03 ngày làm việc kể từ khi ngày đủ hồ sơ hợp lệ.
Ðối tượng thực hiện Cá nhân
Kết quả thực hiện Văn bản chứng thực
Lệ phí


40.000 đồng/trường hợp


Phí
Căn cứ pháp lý - Bộ luật Dân sự năm 2005;

- Nghị định số 75/2000/NĐ-CP ngày 08/12/2000 của Chính phủ về công chứng, chứng thực

- Thông tư liên tịch 04/2006/TTLT/BTP-BTNMT ngày 13/6/2006 của Bộ Tư pháp - Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện quyền của người sử dụng đất

- Thông tư liên tịch số 62/2013/TTLT-BTC-BTP ngày 13/5/2013 của Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí chứng thực hợp đồng, giao dịch;

Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2: Nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã

Cán bộ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận và giải quyết theo thời hạn.

- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì  hướng dẫn một lần bằng văn bản để người dân hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định. 

Bước 3: Nhận kết quả tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả của UBND cấp xã.

Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ từ thứ hai đến thứ sáu, riêng sáng thứ bảy từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút (trừ các ngày lễ, tết)

* Xuất trình bản chính các giấy tờ sau: - Giấy CMND hoặc hộ chiếu; - Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản định đoạt trong di chúc; * Nộp - Phiếu yêu cầu chứng thực (Mẫu số 31/PYC-Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT); - Bản di chúc (mẫu số 57/DC- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT); - Bản sao Giấy CMND hoặc hộ chiếu; - Bản sao Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản định đoạt trong di chúc; - Trong trường hợp tính mạng bị cái chết đe dọa hoặc nguyên nhân khác không đến trụ sở cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thì việc chứng thực di chúc có thể được thực hiện tại chổ ở hoặc nơi có mặt của người lập di chúc. Nếu tính mạng bị đe dọa thì không cần xuất trình giấy tờ quy định Khoản 1 Điều 41 Nghị định 75/2000/NĐ-CP. - Giấy Y chứng về tâm thần (nếu nghi ngờ về sự minh mẫn của người lập di chúc). - Nếu người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký tên hoặc không điểm chỉ được thì phải có 02 người làm chứng (điều kiện theo quy định Điều 657 Bộ Luật Dân sự năm 2005).

File mẫu:

  • Phiếu yêu cầu chứng thực (Mẫu số 31/PYC - Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT) Tải về
  • Bản di chúc (mẫu số 57/DC- Thông tư liên tịch số 04/2006/TTLT-BTP-BTNMT) Tải về

- Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu việc chứng thực di chúc; không chứng thực di chúc thông qua người khác; - Người thực hiện chứng thực phải xác định về trạng thái tinh thần của người lập di chúc. Nếu nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc các bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc xét thấy việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép, thì người thực hiện chứng thực không chứng thực di chúc đó.