Toàn trình  Cấp lại Chứng minh nhân dân tại Công an cấp huyện

Ký hiệu thủ tục: QLCCMND02
Lượt xem: 1233
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Công an tỉnh Tiền Giang. b) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Công an cấp huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Tiền Giang. c) Cơ quan phối hợp (nếu có): Phòng Hồ sơ Công an tỉnh Tiền Giang

Địa chỉ cơ quan giải quyết
Lĩnh vực Cấp, quản lý chứng minh nhân dân
Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại trụ sở Công an cấp huyện thuộc tỉnh Tiền Giang.

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


Không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.


Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Chứng minh nhân dân.


Lệ phí


a) Đối với các phường thuộc thành phố Mỹ Tho: Cấp lại chứng minh nhân dân (không bao gồm tiền ảnh của người được cấp chứng minh nhân dân): mức thu 6.000đ/1 lần cấp. b) Đối với các xã, thị trấn thuộc huyện, các xã thuộc thành phố Mỹ Tho và các xã, phường thuộc thị xã Cấp lại giấy chứng minh nhân dân: mức thu 3.000đ/lần cấp. c) Không thu lệ phí cấp Chứng minh nhân dân đối với các trường hợp: bố, me, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; Bà mẹ Việt Nam anh hùng; hộ gia đình thuộc xóa đói, giảm nghèo.


Phí


Không


Căn cứ pháp lý


- Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.
- Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.
- Nghị định 106/2013/NĐ-CP ngày 17/9/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân đã được sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định số 170/2007/NĐ-CP ngày 19/11/2007 của Chính phủ.
- Quyết định số 998/2001/QĐ-BCA ngày 10/10/2001 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành các biểu mẫu để sử dụng trong công tác cấp, quản lý Chứng minh nhân dân và đăng ký con dấu.
- Thông tư số 04/1999/TT-BCA(C13) ngày 29/04/1999 của Bộ Công an Hướng dẫn một số quy định của Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân.
- Nghị quyết số 169/2008/NQ-HĐND ngày 03/7/2008 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định thu, nộp, quản lý và sử dụng lệ phí đăng ký cư trú, lệ phí cấp chứng minh nhân dân trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
- Quyết định số 1118/QĐ-CAT-PC64 ngày 27/04/2012 ban hành quy trình cấp phát giấy Chứng minh nhân dân.


Bước 1 - Chuẩn bị hồ sơ theo quy định của pháp luật.

Bước 2 - Công dân nộp hồ sơ tại Công an cấp huyện thuộc tỉnh Tiền Giang (gọi chung là cấp huyện).

* Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ:

- Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì hướng dẫn công dân làm các công việc sau và viết giấy biên nhận trao cho người nộp:

+ Kê khai tờ khai cấp Chứng minh nhân dân (theo mẫu);

+ In vân tay 10 ngón vào chỉ bản, tờ Khai (theo mẫu) hoặc cơ quan Công an thu vân tay 10 ngón qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và Chứng minh nhân dân.

- Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì cán bộ tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn để người đến nộp hồ sơ làm lại cho kịp thời.

* Thời gian tiếp nhận hồ sơ: Từ thứ hai đến thứ sáu và sáng thứ bảy hàng tuần (ngày lễ nghỉ), hoặc theo lịch cụ thể của Công an cấp huyện tỉnh Tiền Giang.

* Địa điểm tại Tổ công tác cấp, phát chứng minh nhân dân của Công an cấp huyện tỉnh Tiền Giang.

Bước 3 - Nhận Chứng minh nhân dân tại trụ sở Công an cấp huyện (hoặc tại trụ sở Công an xã, phường, thị trấn) thuộc tỉnh Tiền Giang.

- Người nhận đưa giấy biên nhận, cán bộ trả kết quả kiểm tra và yêu cầu ký nhận, trả Chứng minh nhân dân cho người đến nhận kết quả.

- Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 và sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).

Thành phần hồ sơ, bao gồm: - Sổ hộ khẩu (Sổ hộ khẩu gia đình hoặc giấy chứng nhận nhân khẩu tập thể). - Đơn đề nghị cấp Chứng minh nhân dân (theo mẫu CM3) trình bày rõ lý do cấp lại Chứng minh nhân dân có ảnh đóng dấu giáp lai và xác nhận của Công an cấp xã, phường, thị trấn nơi công dân đăng ký thường trú. - 2 ảnh 3x4 cm (ảnh màu, đầu để trần, chụp chính diện, rõ mặt, rõ hai tai, không đeo kính, trang phục tác phong nghiêm túc, lịch sự).

File mẫu:

  • Đơn đề nghị cấp chứng minh nhân dân Tải về

Điều kiện để được cấp lại Chứng minh nhân dân: a) Công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên, cơ sở để tính tuổi theo ngày, tháng, năm sinh ghi trong hộ khẩu hoặc giấy khai sinh; b) Công dân Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam: được hiểu là công dân đó đang sinh sống, làm việc, học tập… tại một địa chỉ xác định trên lãnh thổ Việt Nam; c) Không thuộc diện đối tượng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân bao gồm: - Đang chấp hành lệnh tạm giam tại Trại tạm giam, Nhà tạm giữ. - Đang thi hành án phạt tù tại Trại giam, Phân trại quản lý phạm nhân thuộc Trại tạm giam. - Đang chấp hành quyết định đưa vào các Trường giáo dưỡng, Cơ sở giáo dục, Cơ sở chữa bệnh. - Những người mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác không có khả năng điều khiển được năng lực hành vi của bản thân họ bao gồm người bị bệnh đang điều trị tập trung tại các bệnh viện tâm thần, cơ sở y tế khác. Những người tuy không điều trị tập trung nhưng có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền chứng nhận họ bị bệnh không điều khiển được năng lực hành vi thì cũng tạm thời chưa được cấp Chứng minh nhân dân. Các trường hợp trên sau khi chấp hành xong các quyết định áp dụng các biện pháp xử lý chính khác, được thay đổi biện pháp ngăn chặn, được trả tự do hoặc khỏi bệnh tâm thần công dân đem các giấy tờ có liên quan đến Công an cấp huyện làm các thủ tục cấp Chứng minh nhân dân. d) Đã được cấp Chứng minh nhân dân theo Nghị định số 05/1999/NĐ-CP ngày 03/02/1999 của Chính phủ về Chứng minh nhân dân và giấy Chứng minh nhân dân theo Quyết định số 143/CP ngày 09/08/1976 của Hội đồng Chính phủ. e) Bị mất Chứng minh nhân dân.