Một phần (Trực tuyến)  Công chứng bản dịch

Ký hiệu thủ tục: 1.003088.000.00.00.H58
Lượt xem: 1409
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Sở Tư pháp tỉnh Tiền Giang

Địa chỉ cơ quan giải quyết

Bước 1- Nộp hồ sơ tại Tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang. Viên chức hoặc nhân viên tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả kiểm tra tính pháp lý và nội dung hồ sơ: - Trường hợp hồ sơ đã đầy đủ, hợp lệ thì viết Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả trao cho người nộp. - Trường hợp hồ sơ thiếu, hoặc không hợp lệ thì hướng dẫn một lần bằng Phiếu hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ (không thu lệ phí) để người dân hoàn chỉnh hồ sơ theo đúng quy định. - Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện; - Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch; - Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch. Bước 2- Nhận kết quả tại Tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang nơi nhận hồ sơ giải quyết.Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút, chiều từ 13 giờ 30 phút đến 17 giờ  từ thứ hai đến thứ sáu, riêng sáng thứ bảy từ 07 giờ đến 11 giờ 30 phút (trừ các ngày lễ, tết).

Lĩnh vực Công chứng
Cách thức thực hiện
  • Trực tiếp
  • Trực tuyến
Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết

  • Trực tiếp

  • Không quá 02 ngày làm việc; đối với hồ sơ phức tạp không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ yêu cầu công chứng.


     



    Trực tuyến

  • Không quá 02 ngày làm việc; đối với hồ sơ phức tạp không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ yêu cầu công chứng.


     



Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện

  • Văn bản công chứng

Lệ phí


.


Phí


10.000 đồng/trang đối với bản dịch thứ nhất.



Trường hợp người yêu cầu công chứng cần nhiều bản dịch thì từ bản dịch thứ hai trở lên thu 5.000 đồng/trang đối với trang thứ nhất, trang thứ hai; từ trang thứ ba trở lên thu 3.000 đồng/trang nhưng mức thu tối đa không quá 200.000 đồng/bản.


Căn cứ pháp lý


  • Luật 53/2014/QH13 - Công chứng Số: 53/2014/QH13





  • Thông tư 257/2016/TT-BTC - Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý, sử dụng phí công chứng; phí chứng thực; phí thẩm định tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề công chứng; phí thẩm định điều kiện hoạt động Văn phòng công chứng; lệ phí cấp thẻ công chứng viên Số: 257/2016/TT-BTC





  • Thông tư liên tịch 115/2015/TTLT-BTC-BTP - Sửa đổi, bổ sung một sổ điều của Thông tư liên tịch số 08/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 19 tháng 01 năm 2012 hướng dẫn về mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí công chứrig Số: 115/2015/TTLT-BTC-BTP



  • Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch;

  • Công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.

  • Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện;

Tên giấy tờ Mẫu đơn, tờ khai Số lượng
Không quy định   Bản chính: 0 Bản sao: 0
Không quy định   Bản chính: 0 Bản sao: 0

File mẫu:

Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây: - Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả; - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung; - Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.