Thông tin | Nội dung |
---|---|
Cơ quan thực hiện |
Phòng Kinh tế;Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn |
Địa chỉ cơ quan giải quyết | Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố, thị xã nơi cơ sở hoạt động |
Lĩnh vực | Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản |
Cách thức thực hiện | Trực tiếp tại trụ sở cơ quan hành chính nhà nước |
Số lượng hồ sơ | 01 bộ |
Thời hạn giải quyết |
|
Ðối tượng thực hiện | Tổ chức hoặc cá nhân |
Kết quả thực hiện |
|
Lệ phí |
|
Phí |
|
Căn cứ pháp lý |
|
Bước 1: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ theo quy định của pháp luật.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện hoặc Phòng Kinh tế thành phố, thị xã (gọi tắt là Phòng Nông nghiệp cấp huyện) nơi cơ sở hoạt động (chậm nhất là ngày 31/7 hàng năm).
Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính pháp lý và nội dung của hồ sơ:
- Trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ: Viết Giấy hẹn.
- Trường hợp hồ sơ không đáp ứng quy định: Công chức tiếp nhận hồ sơ hướng dẫn một lần bằng văn bản để tổ chức, cá nhân thực hiện lại cho kịp thời và đúng quy định.
Bước 3: Nhận kết quả tại Phòng Nông nghiệp cấp huyện. Công chức trả kết quả cho người nhận:
- Trường hợp nếu mất giấy hẹn thì phải có giấy giới thiệu của tổ chức nộp hồ sơ.
- Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Sáng từ 7 giờ đến 11 giờ 30; Chiều từ 13 giờ 30 đến 17 giờ các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 (Trừ các ngày lễ, tết).
Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận sản phẩm quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn hoặc chứng nhận cơ sở sơ chế đủ điều kiện an toàn thực phẩm (Phụ lục 3 - Quyết định 04/2015/QĐ-UBND) Kết quả tự đánh giá nội bộ của cơ sở đạt yêu cầu quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc an toàn. Bảng kê khai các nội dung, kinh phí đề nghị hỗ trợ (Phụ lục 2 - Quyết định 04/2015/QĐ-UBND)
File mẫu:
Tổ chức/cá nhân được hỗ trợ khi đăng ký sản xuất, sơ chế các sản phẩm trong danh mục:
1. Sản phẩm trồng trọt: lúa, rau, quả, nấm ăn.
2. Sản phẩm chăn nuôi: heo, bò thịt, bò sữa, gia cầm, thủy cầm, ong.
3. Sản phẩm thủy sản: cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá rô phi.
Và phải đáp ứng các điều kiện sau:
1. Phải đăng ký và thực hiện áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong quá trình sản xuất, sơ chế sản phẩm an toàn cho sản phẩm và phải thuộc vùng quy hoạch của tỉnh. Trường hợp địa điểm sản xuất, sơ chế không thuộc vùng quy hoạch thì phải được sự đồng ý của Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành phố, thị xã cho phép đầu tư, sản xuất.
2. Có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm được ký kết hoặc phương án tiêu thụ sản phẩm được ghi trong Giấy đăng ký áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn tại địa điểm đăng ký áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp tốt.
3. Cam kết thực hiện, duy trì việc sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản, thủy sản an toàn kể cả khi kết thúc hỗ trợ.
4. Đối với chăn nuôi heo, bò thịt, bò sữa, gia cầm, thủy cầm, ong: phải đáp ứng các điều kiện đăng ký chăn nuôi theo quy định hiện hành về quản lý hoạt động chăn nuôi, giết mỗ, sơ chế, mua bán, vận chuyển động vật, sản phẩm động vật và ấp trứng gia cầm trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
5. Đối với nuôi thủy sản: Cơ sở phải đáp ứng các điều kiện đăng ký nuôi thủy sản theo quy định hiện hành về quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh giống và nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
6. Đối với cơ sở sơ chế sản phẩm nông sản và thủy sản:
a) Địa điểm xây dựng nhà sơ chế phải gắn kết với vùng nguyên liệu sản xuất.
b) Phải có hợp đồng tiêu thụ sản phẩm gắn với cơ sở sản xuất đạt tiêu chuẩn quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, an toàn và phải đảm bảo công suất sơ chế từ 50% sản lượng trở lên của cơ sở sản xuất cung ứng.
c) Cơ sở có đăng ký hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật.
7. Chỉ hỗ trợ áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho 01 (một) chu kỳ sản xuất của từng loại sản phẩm nhưng thời gian thực hiện tối đa không quá 12 tháng.
8. Ngoài các điều kiện nêu trên, cơ sở còn phải đáp ứng các quy định khác của Nhà nước trong quá trình sản xuất, sơ chế sản phẩm nông sản, thủy sản.