Toàn trình  Cấp, cấp lại, gia hạn giấy phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển cho tổ chức, cá nhân Việt Nam (trong phạm vi 06 hải lý)

Ký hiệu thủ tục: 1.004684.000.00.00.H58
Lượt xem: 2038
Thông tin Nội dung
Cơ quan thực hiện

Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

Địa chỉ cơ quan giải quyết

- Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Khu phố Trung Lương, Phường 10, TP. Mỹ Tho, Tiền Giang) hoặc gửi qua email: snnptnt.motcua@tiengiang.gov.vn; - Thủ tục hành chính thực hiện tiếp nhận và trả kết quả qua dịch vụ Bưu chính công ích; - Thủ tục hành chính dịch vụ công trực tuyến mức 4 (motcua.tiengiang.gov.vn).

Lĩnh vực Thủy sản
Cách thức thực hiện

- Tiếp nhận trực tiếp hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Tiền Giang theo địa chỉ: Số 377, đường Hùng Vương, xã Đạo Thạnh, Tp. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

- Tiếp nhận trực tuyến theo địa chỉ: dichvucong.tiengiang.gov.vn.

- Trả kết quả trực tiếp tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Tiền Giang hoặc qua dịch vụ Bưu chính công ích.

- Thủ tục hành chính thực hiện qua dịch vụ công trực tuyến toàn trình.

 

Số lượng hồ sơ 01 bộ
Thời hạn giải quyết


45 ngày đối với trường hợp cấp mới, 15 ngày đối với trường hợp cấp lại/gia hạn kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.


Ðối tượng thực hiện Tổ chức hoặc cá nhân
Kết quả thực hiện


Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển theo Mẫu số 16 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP.


Lệ phí


Không.


Phí


Không.


Căn cứ pháp lý


- Luật Thủy sản năm 2017;



- Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản;



- Nghị định số 105/2022/NĐ-CP ngày 22/12/2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;



- Nghị định số 37/2024/NĐ-CP ngày 04/4/2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thủy sản.



 


Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến Trung tâm Phục vụ hành chính công và Kiểm soát thủ tục hành chính tỉnh Tiền Giang.

Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét tính đầy đủ, nếu hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thông báo cho tổ chức, cá nhân biết để bổ sung;

* Trường hợp cấp mới:

Bước 2. Thẩm định, kiểm tra thực tế

Trong thời hạn 45 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh thẩm định hồ sơ, xin ý kiến cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên môi trường, đơn vị có liên quan và tổ chức kiểm tra thực tế (trường hợp cần thiết) tại khu vực biển đề nghị cấp phép và xem xét cấp phép nuôi trồng thuỷ sản trên biển theo Mẫu số 17 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP nếu đáp ứng các quy định. Trường hợp không cấp phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Trường hợp thiên tai, dịch bệnh không thể tổ chức kiểm tra, đánh giá thực tế tại cơ sở để cấp giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, kiểm tra duy trì điều kiện của cơ sở:

- Cơ quan quản lý nhà nước về thuỷ sản cấp tỉnh áp dụng hình thức đánh giá trực tuyến khi cơ sở đáp ứng yêu cầu về nguồn lực, phương tiện kỹ thuật thực hiện; cơ sở cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan bằng bản giấy hoặc bản điện tử cho cơ quan kiểm tra hoặc tạm hoãn hoặc gia hạn có thời hạn giấy phép, giấy chứng nhận, văn bản chấp thuận, thời hạn kiểm tra duy trì.

- Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, tổ chức đánh giá sự phù hợp chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của thông tin, tài liệu, hình ảnh, hồ sơ cung cấp cho cơ quan cấp phép. Việc kiểm tra đánh giá thực tế sẽ được thực hiện sau khi các địa phương kiểm soát được thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật; thực hiện thu hồi ngay giấy phép đối với trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm quy định pháp luật và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.

* Trường hợp cấp lại, gia hạn:

Bước 2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được đầy đủ hồ sơ đề nghị cấp lại/gia hạn Giấy phép, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh xem xét cấp lại/gia hạn Giấy phép. Trường hợp không cấp lại/gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

 

- Trường hợp cấp mới:

a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

b) Bản thuyết minh dự án nuôi trồng thủy sản theo Mẫu số 30.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định số 26/2019/NĐ-CP;

c) Báo cáo đánh giá tác động môi trường nuôi trồng thủy sản hoặc bản cam kết bảo vệ môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường được cơ quan có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

d) Sơ đồ khu vực biển kèm theo tọa độ các điểm góc của khu vực biển đề nghị giao.

- Trường hợp cấp lại/gia hạn:

a) Đơn đề nghị cấp lại/gia hạn Giấy phép theo Mẫu số 15 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

b) Báo cáo Kết quả sản xuất theo Mẫu số 16 Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 37/2024/NĐ-CP;

c) Báo cáo kết quả bảo vệ môi trường được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định theo quy định;

d) Bản sao chứng thực Quyết định giao khu vực biển (đối với trường hợp gia hạn Giấy phép);

đ) Bản sao văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thể hiện nội dung thay đổi, bổ sung thông tin của tổ chức, cá nhân (đối với trường hợp cấp lại Giấy phép).

 

File mẫu:

  • ĐỀ CƯƠNG THUYẾT MINH DỰ ÁN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN Tải về
  • BÁO CÁO KẾT QUẢ SẢN XUẤT NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN Tải về
  • ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI/GIA HẠN GIẤY PHÉP NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN BIỂN Tải về

1. Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Địa điểm xây dựng cơ sở nuôi trồng thủy sản phải tuân thủ quy định về sử dụng đất, khu vực biển để nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật;

b) Có cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật phù hợp với đối tượng và hình thức nuôi:

- Khung lồng, phao, lưới, đăng quầng phải làm bằng vật liệu không gây ô nhiễm môi trường, không gây độc hại cho thủy sản nuôi và không để thủy sản nuôi sống thoát ra môi trường; có thiết bị cảnh báo cho hoạt động giao thông thủy; nơi chứa rác thải phải riêng biệt với nơi chứa, nơi xử lý thủy sản chết, không làm ảnh hưởng đến môi trường;

- Trường hợp cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu chứa trang thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu phải đảm bảo yêu cầu bảo quản của nhà sản xuất, nhà cung cấp; cơ sở nuôi trồng thủy sản có khu sinh hoạt, vệ sinh phải bảo đảm nước thải, chất thải sinh hoạt không làm ảnh hưởng đến khu vực nuôi.

- Trang thiết bị sử dụng trong nuôi trồng thủy sản phải làm bằng vật liệu dễ làm vệ sinh, không gây độc đối với thủy sản nuôi, không gây ô nhiễm môi trường.

c) Đáp ứng quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, thú y và an toàn lao động;

d) Đáp ứng quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm;

đ) Phải đăng ký đối với hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè và đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.

2. Cơ sở nuôi trồng thủy sản dùng làm cảnh, giải trí, mỹ nghệ, mỹ phẩm phải tuân theo quy định tại các điểm a, b, c và đ mục 1.

3. Giấy phép nuôi trồng thủy sản trên biển được xem xét cấp lại trong trường hợp Giấy phép bị mất, bị hỏng, có sự thay đổi, bổ sung thông tin của tổ chức, cá nhân; gia hạn trong trường hợp Giấy phép còn hạn ít nhất 60 ngày